Những vật nên và không nên bỏ vào bồn cầu.

Mọi người cứ nghĩ bồn cầu như một cái sọt rác cứ bỏ mọi thứ vào bên trong bồn cầu. Bài viết này giúp bạn phân biệt thứ gì nên bỏ vào bồn cầu thứ gì không nên.

Người tạo: Admin

Ngoài ra, xin chia sẻ làm thế nào khi bồn cầu bị nghẹt. Vì là chủ đề nhạy cảm nên tác giả có dùng một số từ vui nhộn để nội dung dễ đọc hơn. Okay! Chủ đề hôm nay chúng ta sẽ bàn luận là những thứ có thể và không thể thả vào bồn cầu, vì là chủ đề quen thuộc và những sự cố nghẹt bồn cầu khá phổ biến nên có thể bạn nên xem qua ít nhất một lần.

Bạn nghĩ những thứ gì có thể cho vào bồn cầu?
 

Những thứ không nên bỏ vào bồn cầu.
Những thứ không nên bỏ vào bồn cầu.

 

Khi nói đến những thứ có thể cho vào bồn cầu, tất nhiên chỉ bao gồm: chất thải của con người và giấy vệ sinh. Chất thải của con người là gì thì có lẽ chúng ta cũng không cần phải nói đến, song, giấy vệ sinh thì bạn nên quan tâm một chút. Tốt nhất là hãy chọn những loại giấy có khả năng phân hủy nhanh khi gặp nước, kẻo một ngày đẹp trời nào đó chính bạn sẽ phải tự hỏi. Tiêu rồi! Bồn cầu bị nghẹt giấy, phải làm sao?.

>>Xem thêm: Thong bon cau
 
 Đó là tất cả những thứ có thể thả vào bồn cầu, rất ngắn gọn.
 
- Tóc rụng: Đây là thứ đầu tiên bạn tuyệt đối không nên bỏ vào bồn cầu. Bởi vì tóc sẽ vướng lại trong đường ống và sẽ khiến đường ống hoạt động khá vất vả. Một ngày nào đó, khi bạn đi “nặng” thì chất thải sẽ không thể “xuyên qua” lớp tóc dày cộm trong đường ống mà sẽ dâng ngược lại bề mặt và “say hello” với bạn.
 
- Khăn lau trẻ em, khăn ướt, khăn lau khử trùng: Tất nhiên, những miếng khăn lau sẽ không thể tan trong nước. Vì thế, chẳng có lý do gì để bạn thả chúng vào bồn cầu cả. Trừ khi bạn cố tình muốn thể hiện kỹ năng xử lý tắc ống thoát nước của mình!?.
 
- Bã cà phê: Có thể vì nguyên do nào đó bạn đổ bã cà phê vào bồn cầu. Tuy nhiên, đây là điều không nên bạn nhé! Bởi vì bã cà phê hoàn toàn có thể khiến bạn phải “ân hận” đấy! Do đó, bạn có thể cho bã cà phê vào một cái bát nhỏ và đặt ở góc để khử mùi cho căn phòng của mình.
 
- Bao cao su: Nhiều người có thói quen sau khi sử dụng “ba con sói” liền thả vào bồn cầu và xả nước. Thế nhưng, chúng được cấu tạo từ cao su có độ đàn hồi tốt nên nếu bị vướng lại bên trong đường ống sẽ rất khó xử lý.
 
- Chất béo, dầu mỡ, dầu bôi trơn: Để chất thải “trôi” từ bồn cầu xuống hầm tự hoại người ta cũng dùng đường ống giống như những nơi khác. Vì thế, như bạn đã biết dầu mỡ sẽ khiến đường ống bị nghẹt và ngăn cản chất thải lưu thông.

Đó là những thứ không được cho vào bồn cầu vậy, nếu bồn cầu bị nghẹt, phải làm sao?
 

Những thứ không nên bỏ vào bồn cầu.
Những thứ không nên bỏ vào bồn cầu.

Chỉ nha khoa có nên bỏ vào bồn cầu.


Bạn có biết rằng chỉ nha khoa là một vật không phân hủy do vậy khi bạn vứt những sợi chỉ mặc dù nhỏ này xuống bồn cầu cũng làm tăng nguy cơ gây tắc trong đường ống.

>> Mẹo thông nghẹt bồn rữa chén triệt để

Giấy vệ sinh bỏ vào bồn cầu

 
Nhiều người cho rằng việc vứt giấy vệ sinh vào bồn cầu không hề gây tắc bởi giấy là một chất dễ phân hủy. Nhưng suy nghĩ thật sai lầm. Mặc dù giấy vệ sinh có khả năng phân hủy nhưng khi bạn thương xuyên vứt xuống bồn cầu một lượng lớn với tần suất cao thì lượng giấy bên trong sẽ chưa kịp tan hết gây ứ trong đường ống dẫn thải.

Bao cao su: Bao cao su cũng là một thứ không có khả năng tự phân hủy. Nếu sau khi quan hệ mà bạn thường xuyên vứt chúng vào bồn cầu thì khả năng tắc sẽ rất cao do cao su có xu hướng dính chặt vào trong các thành ống nước thải, cản trở dòng nước lưu thông trong ống.

Băng vệ sinh: Băng vệ sinh được sử dụng để hút ẩm và nước do đó khi gặp nước nó sẽ phình ga. Như vậy, nếu bạn vứt băng vệ sinh xuống bồn cầu sẽ gây cho đường ống và hệ thống cống rãnh khó thoát nước.

Dầu mỡ: Mặc dù mỡ, dầu và chất béo là những chất lỏng nhưng khi bị đổ vào bồn cầu sớm hay muộn nó sẽ bám vào thành ống cống và két lại. Đặc biệt dầu mỡ không tan được trong nước nên nó càng khó bị cuốn trôi dễ dàng trong đường dẫn nước thải.

Thuốc: Việc đổ những loại thuốc đã hết hạn hoặc không dùng nữa xuống bồn cầu sẽ gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn nước bởi ở một số khu vưch đa phần những loại nước thải này đều chảy trực tiếp ra sông, hồ.

Băng gạt: Băng gạt được làm từ vải và nhựa không nên được vứt vào trong bồn cầu. No sẽ tạo ra một mớ hỗn độn khổng lồ và gây tắc nghẽn lớn.

Tóc: Nếu bạn có vấn đề về tóc rụng thì khi gội đầu cần chú ý tới lượng tóc rụng này. Một khi chúng đi xuống đường ống dẫn thải sẽ rất dễ bị mắc kẹt gây cản trở nước thải và tạo ra mùi hôi khó chịu hay đôi khi là tắc ứ không thoát được.

Phân mèo: Cách tốt nhất để xử lý phân mèo là vứt chúng vào thùng rác. Nếu bạn đổ chúng vào bồn cầu sẽ gây ra một mùi hôi rất khó chịu và khó bay mùi.

Tã em bé: Tã em bé cũng giống như băng vệ sinh của phụ nữ nhưng với kích thước và khả năng hú nước gấp hàng chục lần. Do vậy không nên tiện tay vứt chúng vào bồn cầu các bậc phụ huynh nhé.

Bông gòn: Bông là một chất liệu hút nước nhanh và giữ nước lâu do vậy cần nhớ rằng sau khi sử dụng bông để trang điểm hay cầm vết thương các bạn nên bỏ ngay chúng vào sọt rác.

Thuốc lá: Do những chất hóa chất độc hai có trong thuốc lá, nên không được vứt những mẩu thuốc xuống bồn cầu.
 

Những thứ không nên bỏ vào bồn cầu.
Những thứ không nên bỏ vào bồn cầu. 

Hằng ngày mỗi khi bạn rửa rau hay rửa bất cứ thực phẩm nào ở bồn rửa bát các bạn cũng luôn phải vớt những thực phẩm rác thải rơi ra để không làm tắc đường ống nước thải. Tuy nhiên nếu bạn nghĩ rằng thà rằng đổ toàn bộ số nước đó xuống bồn cầu thay vì phải đi nhặt và vứt đống rác này thì bạn đã nhầm rồi nhé. Khi làm như vậy, chắc chắn đường ống thải của bồn cầu cũng sẽ gặp phải tình trạng ứ, nghẽn không thoát được nước gây tắc cục bộ. Có rất nhiều cách xử lý bồn cầu bị nghẹt và bạn đang sử dụng cách nào? công ty chúng tôi xin được đề xuất một giải pháp khác đảm bảo 3 tiêu chí: hiệu quả nhanh chóng - triệt để lâu dài - an toàn sử dụng. Trên thực tế, cách này chỉ có thể phát huy hết hiệu quả khi bồn cầu bị tắc nghẽn do chất thải hữu cơ, còn với những chất thải vô cơ hay dị vật rơi vào đường ống thì không thể xử lý bằng cách này.

Tin cùng chuyên mục

Bình luận