Ô nhiễm môi trường trong chế biến và nuôi trồng thủy hải sản
Với lợi thế về điều kiện tự nhiên, ngành nuôi trồng thủy sản ở nước ta có những phát triển đáng kể, đóng góp không ít vào sự phát triển nền kinh tế nước ta. Tuy nhiên, do sự phát triển nhanh, thiếu quy hoạch, công tác quản lý môi trường còn chồng chéo giữa các bộ, ngành… dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường khu vực này tiếp tục gia tăng.
Thời gian gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản ven biển phát triển khá ổn định, trình độ kỹ thuật của người nuôi và mức độ thâm canh ngày càng cao. Các đối tượng thủy sản nuôi nước lợ chính gồm: Tôm, nghêu, sò huyết, cua, cá kèo, cá chẽm,... Tuy nhiên, ý thức của người dân về sử dụng hóa chất, kháng sinh đúng cách trong nuôi trồng thủy sản chưa cao, việc dập dịch, xử lý chất thải trong nuôi trồng thủy sản trước khi thải ra môi trường chưa được người nuôi quan tâm.
Việc quản lý môi trường vùng nuôi cũng chưa được người nuôi thực hiện triệt để, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái ven biển, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát và làm giảm hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản ven biển.
Việc quản lý môi trường vùng nuôi cũng chưa được người nuôi thực hiện triệt để, từ đó gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sinh thái ven biển, dẫn đến nguy cơ dịch bệnh bùng phát và làm giảm hiệu quả kinh tế trong nuôi trồng thủy sản ven biển.
Ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy hải sản.
Môi trường nuôi trồng thủy sản ở nước ta đang gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi và biến đổi khí hậu gây ra. Cùng công ty thông cống nghẹt hưng Phát tìm hiểu về các yếu tố cần thiết cho vật nuôi từ đó tìm ra giải pháp khắc phục là vô cùng bức thiết.
Có 2 loại ô nhiễm môi trường so nuôi trồng thủy sản ven biển là ô nhiễm môi trường đầm nuôi và bên ngoài đầm nuôi.
Có 2 loại ô nhiễm môi trường so nuôi trồng thủy sản ven biển là ô nhiễm môi trường đầm nuôi và bên ngoài đầm nuôi.
Khu vực nuôi thủy hải sản bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Ô nhiễm môi trường đầm nuôi bị hình thành trong quá trình nuôi như các chất thải từ thức ăn và các hóa chất tích tụ ở đáy đầm nuôi tại thành một lớp bùn ô nhiễm.
Thành phần lớp bùn chủ yếu là các chất hữu cơ như prôtêin, lipids, axit béo với công thức chung CH3(CH2)nCOOH , photpholipids, Sterol - vitamin D3, các hoocmon, carbohydrate, chất khoáng và vitamin, vỏ tôm lột xác,... Lớp bùn này luôn ở trong tình trạng ngập nước, yếm khí, các vi sinh vật yếm khí phát triển mạnh, phân huỷ các hợp chất trên tạo thành các sản phẩm là hydrosulphua (H2S), Amonia (NH3), khí metan (CH4),... rất có hại cho thuỷ sinh vật, ví dụ nồng độ 1,3 ppm của H2S có thể gây sốc, tê liệt và thậm chí gây chết tôm. Khí amonia (NH3) cũng được sinh ra từ quá trình phân huỷ yếm khí thức ăn tồn dư gây độc trực tiếp cho tôm, làm ảnh hưởng đến độ pH của nước và kìm hãm sự phát triển của thực vật phù du.
>> Xem thêm: Ô nhiễm môi trường và biện pháp khắc phục nó
Khi nuôi trồng thủy sản người ta thường sử dụng 2 dạng thức ăn chính sau: thức ăn xanh( cỏ, lá cây): nếu nguồn thức ăn này không được kiểm soát phần dư thừa sẽ bị lắng đọng và bị phân hủy bởi các vi sinh vật yếm khí, tạo ra các chất hữu cơ độc hại như CH4, làm giảm lượng oxi hòa tan. Một dạng khác đó là thức ăn tinh là các dạng cám công nghiệp hay cám tự nhiên, dạng thức ăn này thường bổ sung một nguồn đạm và tinh bột xuống môi trường nước phần dư thừa sẽ bị phân giải thành các chất vô cơ tạo ra NO2, chuyển hóa thành các muối nitrat, khí amoniac,.. về cơ bản các chất trên sẽ không gây ngộ độc cho tôm, cá, baba, ếch…tuy nhiên nếu nồng độ vượt quá giới hạn thì sẽ làm giảm lượng oxi, ngoài ra khi đó các vi sinh vật gây hại sẽ tăng lên đáng kể và sẽ gây bệnh cho thủy sản. Vì vậy chúng ta phải quản lý các nguồn thức ăn tốt, không để dư thừa, thường xuyên thay nước định kỳ, bổ sung các chế phẩm sinh học cho môi trường nước là một cách bổ sung vi sinh vật có ích, qua đó làm cân bằng hệ vi sinh vật trong nước.
Ô nhiễm môi trường bên ngoài đầm nuôi: được sản sinh từ nguồn thức ăn, phân bón, thuốc thú y thủy sản, trong quá trình chăn nuôi thải ra bên ngoài đầm nuôi. Các chất ô nhiễm chủ yếu gồm: Các-bon hữu cơ (gồm thức ăn, phân bón v.v…), Nitơ được phân huỷ từ các prôtêin, Phốtpho phân huỷ từ các prôtêin. Nồng độ các chất ô nhiễm trên được biểu thị bởi một số chỉ tiêu chung như chỉ tiêu nhu cầu ôxy hoá sinh - BOD (Biochemical Oxygen Demand), tổng Nitơ (NT) và tổng Phôtpho (TP).
Ô nhiễm ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
Thực trạng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy hải sản.
Tình trạng ô nhiễm môi trường do nuôi trồng thủy hải sản đang gặp rất nhiều vấn đề liên quan đến môi trường. tình trạng ô nhiễm môi trường nuôi ở mức đáng báo động. Liên tục trong các tháng đầu năm 2016, tình trạng tôm cá, nhuyễn thể chết ở khắp các tỉnh trên cả nước gây thiệt hại lớn cho người nuôi. Trong đó, ô nhiễm nguồn nước chủ yếu do các chất thải của các khu sinh hoạt thành phố, dân cư, khu công nghiệp, khu nông nghiệp… và do chính hoạt động nuôi trồng thủy sản đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Một vài khu vực có tình trạng ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản nghiêm trọng phải để đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các hoạt động nuôi trồng thủ hải sản thải ra các chất thải rắn, lỏng và các khí thải gây ô nhiễm môi trường trở thành mối lo ngại với người dân tại khu vực này.
Một vài khu vực có tình trạng ô nhiễm do nuôi trồng thủy sản nghiêm trọng phải để đến khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Các hoạt động nuôi trồng thủ hải sản thải ra các chất thải rắn, lỏng và các khí thải gây ô nhiễm môi trường trở thành mối lo ngại với người dân tại khu vực này.
Bùn thải trong quá trình nuôi trồng thủy sản (nuôi tôm công nghiệp, nuôi tôm thâm canh, nuôi cá tra công nghiệp, nuôi cá trê) chứa các nguồn thức ăn dư thừa thối rữa bị phân hủy, các hóa chất và thuốc kháng sinh, các loại khoáng chất Diatomit, Dolomit, lưu huỳnh lắng đọng, các chất độc hại có trong đất phèn Fe2+, Fe3+, Al3+ , SO42-. Lớp bùn này có chiều dày từ 0,1-0,3m trong tình trạng ngập nước yếm khí tạo thành các sản phẩm phân hủy độc hại như H2S, NH3, CH4, Mecaptan…thải ra trong quá trình vệ sinh và nạo vét ao nuôi tác động xấu đến môi trường xung quanh, ảnh hưởng đến chất lượng thủy sản nuôi trồng. Đây là vấn đề gây ô nhiễm khá nghiêm trọng cần phải được triệt để xử lý. Ngoài ra nước thải nuôi trồng thủy hải sản cũng có chứa các thành phần độc hại có thể gây ô nhiễm môi trường cần được xử lý khẩn cấp.
Nguyên nhân từ đâu?
Ô nhiễm nước trong nuôi trồng thủy sản do rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tác động chính do các hoạt động của con người gây ra như: váng dầu và chất thải sinh hoạt từ cảng; chất thải sinh hoạt từ những vùng dân cư đô thị; kim loại nặng, hóa chất từ các vùng công nghiệp; chất thải sinh hoạt từ các dịch vụ du lịch giải trí dọc bờ biển; vật chất lơ lửng cao từ quá trình khai khoáng như cát, đá…; chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ ao nuôi thủy sản; thuốc trừ sâu và các chất dinh dưỡng từ hoạt động nông nghiệp; chất thải hữu cơ và hóa chất từ chăn nuôi; vật chất lơ lửng trong ao nuôi nhuyễn thể hay từ lồng bè…
Nguyên nhân một phần là do thức ăn bị dư thừa.
Ngoài các nguyên nhân do con người thì cũng có một vài nguyên nhân đến từ môi trường tự nhiên như ô nhiễm do nước mưa, lũ lụt, bão gió,.. hay do các sản phẩm của hoạt động sống của sinh vật và kể cả xác chết của chúng đã gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng nước nuôi thủy sản và sức khỏe của các vật nuôi.
Việc tìm ra những giải pháp toàn diện, hiệu quả và bền vững trong việc hạn chế và phòng tránh ô nhiễm môi trường nước trong nuôi trồng thủy sản là vấn đề vô cùng quan trọng. Để phát triển bền vững, cần tăng cường vai trò quản lý nhà nước về bảo về môi trường của chính quyền các cấp, các ngành chức năng trong việc thực thi Luật bảo vệ môi trường đối với các cơ sở nuôi trồng và chế biến thủy sản.